Dĩa Hát Việt Nam Dĩa Hát Việt Nam

Nhỏ hơn ông Lê Thành Kiệt 2 tuổi là bà Lê Ngọc Liên, sinh năm 1932, là con thứ 5[note 2] nên người ta còn gọi bà là Sáu Liên. Bà được ông Kiệt chỉ dạy cho đến khi ông bệnh và qua đời năm 1950. Sau biến cố này, bà quyết chí nối nghiệp gia đình. Năm 1961, bà Liên kết hôn với ông Nguyễn Văn Phương là giáo viên tiếng Anh. Năm 1964, thân phụ bà qua đời. Năm 1965, Sáu Liên cùng người chị em gái là Lê Ngọc Diệp xuất bản nhạc dưới nhan đề Việt Nam nhạc tuyển.[1][3]

Năm 1968, bà Liên lập công ty Dĩa Hát Việt Nam, đặt trụ sở tại số 101 Võ Di Nguy, quận Nhứt, đô thành Sài Gòn. Biểu trưng công ty là dòng chữ "Dĩa Hát Việt Nam" quây tròn trong hình đĩa nhạc, còn biểu trưng khi in trên bìa sản phẩm thường chữ từ "Việt Nam" được chen là hình bản đồ phần đất liền Việt Nam, tương quan hình thức với hãng Lê Văn Tài. Cũng tại số nhà này bà lập thêm nhà in cỡ nhỏ tên là Offset Vietnam để in offset bìa băng đĩa và các tập cổ nhạc khổ nhỏ, giá rẻ, dù ít trang nhưng bán rất chạy do đúng thị hiếu của giới bình dân, làm lan rộng phong trào nghe, hát cổ nhạc. [3] Cơ ngơi ở số 82 Võ Di Nguy do một vài anh chị em ruột khác dùng kinh doanh dĩa hát các loại, có bán cả băng nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh.[1]

Dĩa Hát Việt Nam thu hút được vô số nhân tài ca cổ miền Nam đương thời như: Tám Thưa, Minh Chí, Năm Phỉ, Phùng Há, Năm Phồi, Sáu Thoàng, Năm Cần Thơ,... nối tiếp là: Út Trà Ôn, Hùng Cường, Thành Được, Hữu Phước, Bạch Tuyết, Thanh Sang, Ngọc Giàu, Dũng Thanh Lâm, Diệu Hiền, Thanh Nga, Hồng Nga, Thanh Thanh Hoa,... Đặc biệt là lớp nghệ sĩ thuộc thế hệ vàng như: Tấn Tài, Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Phượng Liên, Chí Tâm, Thanh Kim Huệ, Thanh Tuấn,... đều nối bước về làm giọng ca độc quyền cho hãng, với giá trị hợp đồng vài lượng vàng, chưa tính tiền thu từng bài và số tiền còn liên tục tăng, được hãng lăng xê thành công lên đài danh vọng. Thể loại tân cổ giao duyên hết sức ăn khách, được tái bản rất nhiều lần.[4] Nhờ đầu óc tổ chức tốt, thêm chủ trương đặt hàng soạn giả viết bài kiểu “đo ni đóng giày” căn theo giọng từng nghệ sĩ mà Dĩa Hát Việt Nam có phần lấn lướt nhiều hãng dĩa khác như hãng dĩa Asia, hãng Continental, hãng Việt Hải, hãng Hồng Hoa,… Việc ghi âm, mời nghệ sĩ đều do bà Liên đảm trách, còn việc giao tế, lăng xê trên phương tiện truyền thông là nhờ ông Phương chồng bà.[3][1] Bà Liên có năng khiếu thẩm âm rất tốt, nếu ca chinh dây hoặc lỗi nhịp thì bà đã phát hiện trước cả nhạc sĩ.[5]

Thời đó, Nghệ sĩ Tấn Tài được mệnh danh là "Hoàng đế dĩa nhựa", còn Phượng LiênMỹ Châu được đánh giá là "2 bà hoàng băng đĩa" bởi họ đều là giọng ca độc quyền được bà Liên hết mình lăng xê và có số lượng thu âm với mức cát xê cao nhất thời đó.

Cách thức đánh số hiệu dĩa hát của hãng là ký hiệu M làm tiếp đầu ngữ, kèm theo một dãy bốn chữ số rồi gạch nối và thêm hai số nữa để chỉ hai mặt đĩa.

M. xxxx-xx

Băng nhạc

Đầu thập niên 1970, trong bối cảnh công nghệ ghi âm băng nhựa tràn vào Việt Nam, cả tân cổ giao duyên và tân nhạc đều được hãng dĩa Việt Nam thu âm bằng băng magnetophon[note 3] và băng cassette.[1] Ngoài ra, hãng chủ trì thu âm và phát hành một số băng nhạc theo chủ đề cũng như nhiều băng nhạc thương hiệu riêng của ca sĩ Chế Linh, Thanh Tuyền,... Ví dụ về băng chủ đề của hãng có Việt Nam 1 - Miên Đức Thắng và tiếng hát Việt Nam, Việt Nam 2 - Thương quá Việt Nam, Việt Nam 3 - Rạng đông trên quê hương Việt Nam, còn băng thương hiệu ca sĩ có băng Chế Linh và tình bơ vơ, Tiếng hát Thanh Tuyền 2,...

Việt Nam 1 - Miên Đức Thắng và tiếng hát Việt Nam

Danh sách bài

Mặt A

  1. Đưa em về quê hương (Phạm Thế Mỹ) - Miên Đức Thắng
  2. Hỡi hồn Mẹ Việt Nam (Phạm Thế Mỹ) - Miên Đức Thắng
  3. Để lại cho con (Nguyễn Tiến Thịnh) - Lệ Thu
  4. Cho một người vừa nằm xuống (Trịnh Công Sơn) - Miên Đức Thắng
  5. Ta thấy gì đêm nay (Trịnh Công Sơn) - Miên Đức Thắng
  6. Một ngày tôi đi qua (Mai Châu) - Thanh Lan
  7. Bóng mát (Phạm Thế Mỹ) - Miên Đức Thắng
  8. Những người không chết (Phạm Thế Mỹ) - Thanh Lan
  9. Người về thành phố (Phạm Thế Mỹ) - Miên Đức Thắng

Mặt B

  1. Những ngày xưa thân ái (Phạm Thế Mỹ) - Thanh Lan
  2. Mưa rừng (Huỳnh Anh) - Thanh Thúy
  3. Lời người lính xa xôi (Song An) - Dạ Hương
  4. Bông hồng cài áo (Phạm Thế Mỹ, ý văn Thích Nhất Hạnh) - Miên Đức Thắng
  5. Trăng tàn trên hè phố (Phạm Thế Mỹ) - Trúc Mai
  6. Những gì cho em (Lam Phương) - Anh Khoa
  7. Trong cuộc tình sầu (Anh Việt Thu, lời Phạm Lê Phan) - Thanh Thúy
  8. Hồn trinh nữ (Trịnh Lâm Ngân, thơ Nguyễn Bính) - Dạ Hương
  9. Đêm dài chiến tuyến (Lam Phương) - Anh Khoa

Việt Nam 2 - Thương quá Việt Nam

Danh sách bài

Mặt A

  1. Thương quá Việt Nam (Phạm Thế Mỹ) - Xuân An & Đăng Lan
  2. Lời nguyện (Sông Đà) - Miên Đức Thắng
  3. Em hãy ngủ đi (Trịnh Công Sơn) - Miên Đức Thắng
  4. Không ai ngăn nổi lời ca (La Hữu Vang) - Lệ Thu
  5. Thuyền em đi trong đêm (Nguyễn Phú Yên) - Xuân An
  6. Cho cây rừng còn xanh lá (Phạm Thế Mỹ, ý Nguyễn Ngọc Lan) - Miên Đức Thắng
  7. Mặt Trời vừa thức dậy (Phạm Thế Mỹ) - Miên Đức Thắng
  8. Hoa vẫn nở trên đường quê hương (Phạm Thế Mỹ) - Xuân An
  9. Tám điệp khúc (Anh Việt Thu) - Lệ Thu

Mặt B

  1. Hãy đi cùng nhau (Trịnh Công Sơn) - Miên Đức Thắng
  2. Chiếc lá rơi (Phạm Thế Mỹ) - Miên Đức Thắng
  3. Bóng tre xanh (Phạm Thế Mỹ) - Đăng Lan
  4. Lời ru tiếng nhớ (tức Cho tôi sống lại một ngày) (Anh Việt Thu) - Trúc Mai
  5. Tình nước (Vũ Hòa Thanh) - Xuân An
  6. Mẹ xưa (Phạm Thế Mỹ) - Thanh Lan
  7. Mưa đêm nay (Anh Việt Thu, thơ Trường Anh) - Trúc Mai
  8. Sẽ có một ngày (Anh Việt Thu) - Thanh Lan
  9. Huế Sài Gòn Hà Nội (Trịnh Công Sơn) - Miên Đức Thắng

Việt Nam 3 - Rạng đông trên quê hương Việt Nam

Danh sách bài

Mặt A

  1. Ngựa hồng trên đồi cỏ non (Phạm Thế Mỹ) - Miên Đức Thắng & Đăng Lan
  2. Rạng đông trên quê hương Việt Nam (Phạm Thế Mỹ) - Khánh Ly
  3. Trái tim Việt Nam (Hoàng Thi Thơ) - Miên Đức Thắng
  4. Thuyền hoa (Phạm Thế Mỹ) - Sơn Ca
  5. Xin mẹ hãy ngủ yên (Sông Đà) - Miên Đức Thắng
  6. Vườn dâu lá mới (Phạm Thế Mỹ) - Xuân An, Thi Hải & Phi Huệ
  7. Đôi mắt trẻ thơ (Phạm Thế Mỹ) - Phi Huệ
  8. Trên quê hương ta đó (Sông Đà) - Miên Đức Thắng
  9. Đàn chim trắng (Sông Đà) - Xuân An & Đăng Lan

Mặt B

  1. Dựng lại quê hương (Phạm Thế Mỹ) - Miên Đức Thắng
  2. Qua cơn mê (Trần Trịnh & Nhật Ngân) - Khánh Ly
  3. Mai này tôi trở lại (Phạm Thế Mỹ) - Xuân An
  4. Hòa bình ơi! Việt Nam ơi! (Trầm Tử Thiêng) - Khánh Ly
  5. Chuyến tàu về quê ngoại (Phạm Thế Mỹ) - Xuân An
  6. Sẽ qua đi ngày gió lớn (Phạm Thế Mỹ) - Miên Đức Thắng
  7. Lời chim buổi sáng (La Hữu Vang) - Xuân An
  8. Một sáng bình yên (Sông Đà) - Sơn Ca & Thi Hải
  9. Rồi sẽ thấy, rồi sẽ có (Sông Đà) - Đăng Lan & Thi Hải

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dĩa Hát Việt Nam https://web.archive.org/web/20220927153624/https:/... https://web.archive.org/web/20220928051540/https:/... https://web.archive.org/web/20220928051748/https:/... https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/hon-nua-the-ky... https://nld.com.vn/van-nghe/kho-tang-cai-luong-quy... https://nguoidothi.net.vn/hang-dia-le-van-tai-du-a... https://www.sggp.org.vn/soan-gia-nsnd-vien-chau-qu... https://thanhnien.vn/ba-trum-bang-dia-cai-luong-po... https://m.thanhnien.vn/dan-ta-phai-biet-su-ta-post...